Kỹ thuật phần mềm là gì? Học kỹ thuật phần mềm cần những kỹ năng gì?

ky-thuat-phan-mem-la-gi

Ngày nay, công nghệ và phần mềm ngày càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Điều này đã dẫn đến sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Trong bài viết này, nhincuoi.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật phần mềm là gì, những kỹ năng cần có khi muốn theo học ngành này. Cùng theo dõi nhé.

I. Kỹ thuật phần mềm là gì?

ky-thuat-phan-mem-la-gi-1
Kỹ thuật phần mềm có tên tiếng Anh là Software Engineering

Kỹ thuật phần mềm có tên tiếng Anh là Software Engineering, đây là chuyên ngành nghiên cứu về các quy trình và cách thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và bảo mật phần mềm để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Kỹ thuật phần mềm đã lập trình và tạo ra các sản phẩm được gọi là “phần mềm”, “chương trình”, “ứng dụng” hoặc “trang web”. Ngày nay, các ứng dụng, phần mềm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Từ các ứng dụng mạng xã hội đến văn phòng, trường học, y tế… Đây là ngành chuyên về phát triển và vận hành phần mềm. Nghề này có tính thực tế rất cao. Muốn học tốt thì phải tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn về ngành này.

II. Học kỹ thuật phần mềm cần phải có những tố chất gì?

Để lựa chọn và học tốt ngành kỹ thuật phần mềm, bạn cần có những tố chất cơ bản sau:

  • Thứ nhất, có niềm đam mê với ngành công nghệ. Đây là tố chất đầu tiên trước khi bạn muốn theo học chuyên ngành này. Nếu yêu thích, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều điều thú vị từ chuyên ngành này, vượt qua mọi khó khăn thử thách trong công việc.
  • Thứ hai, nắm vững kiến thức về toán học và tin học. Kiến thức này giúp giải quyết các vấn đề trong lập trình và có khả năng tư duy tốt hơn.
  • Thứ ba, kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh tốt. Nếu bạn học tốt môn của mình nhưng lại gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh thì bạn cũng khó trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp. Đó là bởi vì hầu hết các tài liệu trong chuyên ngành này được viết bằng tiếng Anh và bạn phải có kỹ năng đọc hiểu tốt để học tốt chuyên ngành này.
  • Thứ tư, năng lực tự học và chủ động học tập, tìm tòi. Công nghệ luôn thay đổi, và bạn cần khám phá nhiều hơn và tự mình học hỏi những điều mới.

III. Ngành kỹ thuật phần mềm học những gì?

ky-thuat-phan-mem-la-gi-2
Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm

Năm 1 và Năm 2: Trong 2 năm học đầu tiên, nhà trường sẽ đào tạo những kiến ​​thức cơ bản về CNTT, chẳng hạn như toán lý đại cương, OOP, cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Các môn học này bạn cần phải nắm chắc để có thể đi sâu vào chuyên ngành. Một số môn học quan trọng cho giai đoạn này bao gồm:

Nhóm các môn đại cương:

  • Đại số tuyến tính
  • Xác suất thống kê
  • Vật lý đại cương
  • Giải tích
  • Nhóm các môn triết và pháp luật
  • Toán rời rạc

Nhóm các môn cơ sở ngành: 

  • Nhập môn về lập trình: Trong môn học này, bạn sẽ học các cú pháp, các khái niệm cơ bản về lập trình như vòng lặp, con trỏ, mảng… Các trường đại học Việt Nam thường sử dụng ngôn ngữ để giảng dạy môn học này là C/C++.
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: trong môn học này, bạn sẽ học các thuật toán như sắp xếp, tìm kiếm, cũng như các cấu trúc dữ liệu như danh sách liên kết, stack, queue, cây nhị phân tìm kiếm (BST) và các khái niệm về độ phức tạp của thời gian và bộ nhớ.
  • Lập trình hướng đối tượng: Lúc này, sinh viên sẽ học một kỹ thuật lập trình mới cho phép tạo các đối tượng trong code trừu tượng hóa các đối tượng ngoài đời thực.
  • Cơ sở dữ liệu: Môn học này sẽ giúp bạn tiếp xúc với các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến như Oracle, MongoDB, MySQL,…
  • Nhập môn về Kỹ thuật phần mềm: Môn học này sẽ giúp sinh viên tiếp cận với một số mô hình thiết kế và phát triển phần mềm.
  • Phương pháp phát triển phần mềm hướng đối tượng.
  • Ngoài ra, còn có các môn phải nắm vững như hệ điều hành, mạng máy tính,…

Năm 3 và 4: Giai đoạn này, ngành kỹ thuật phần mềm có 2 hướng nghiên cứu chuyên sâu là: hàm ứng dụng (mobile/web) hoặc trò chơi và môi trường ảo.

IV. Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm 

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên sẽ trở thành kỹ sư phần mềm đạt chuẩn chất lượng, có thể làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn như:

  • Làm việc tại các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; phòng điều hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, trường học, ngân hàng… hoặc các doanh nghiệp ứng dụng phát triển công nghệ thông tin. Bạn có thể trở thành một nhà phân tích và thiết kế, cài đặt, quản lý và bảo trì phần mềm máy tính để đáp ứng các nhu cầu khác nhau tại các doanh nghiệp.
  • Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng… Làm việc tại các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước. Làm việc trong các doanh nghiệp tư vấn về giải pháp, xây dựng và bảo trì hệ thống thông tin.
  • Không những vậy, bạn cũng có thể tự xuất bản các sản phẩm phần mềm, trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động.

V. Học kỹ thuật phần mềm làm nghề gì?

ky-thuat-phan-mem-la-gi-3
thuật phần mềm là một lĩnh vực không ngừng mở rộng

Kỹ thuật phần mềm là một lĩnh vực không ngừng mở rộng và phát triển trong thời đại công nghệ này. Nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này ngày càng tăng, giúp sinh viên có cơ hội việc làm lương cao sau khi tốt nghiệp. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:

  • Lập trình viên
  • Giám đốc kỹ thuật
  • Quản lý dự án (PM)
  • Kiểm thử phần mềm (Tester)
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Giám đốc dự án công nghệ thông tin và phần mềm
  • Quản lý kỹ thuật.

Với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao, ngành kỹ thuật phần mềm có cơ hội và nhu cầu việc làm rất lớn nên luôn thu hút một lượng lớn các bạn trẻ. Đây là một ngành mới nổi trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Cơ hội việc làm đối với ngành kỹ thuật phần mềm là vô cùng lớn, trong khi ngành này vẫn còn thiếu nhân lực.

VI. Kết luận 

Như vậy qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc kỹ thuật phần mềm là gì và những tố chất cần có khi theo học ngành này. Hy vọng với những chia sẻ mà chuyên mục công nghệ đem đến sẽ hữu ích với các bạn.