1 giờ bằng bao nhiêu giây? Cách đổi đơn vị thời gian chuẩn nhất

1 giờ bằng bao nhiêu giây
Cách tính các đơn vị thời gian luôn được mọi người quan tâm. Vậy đã khi nào bạn tự hỏi 1 giờ bằng bao nhiêu giây và bạn có trả lời được cho câu hỏi đó? Bài viết dưới đây của nhincuoi.com chúng tôi sẽ giúp bạn tìm lời giải và khám phá những điều thú vị về vấn đề thời gian nhé.

I. Giải thích khái niệm giờ, giây là gì?

1 giờ bằng bao nhiêu giây
Giờ, giây đều là đơn vị đo thời gian thuộc hệ đo lường Sl
Trước khi biết được 1 giờ bằng bao nhiêu giây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái quát về 2 đơn vị thời gian này.

1. Giờ là gì?

Theo như từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, giờ là một khoảng thời gian bằng với 60 phút, thuộc hệ đo lường quốc tế và được suy ra từ đơn vị cơ bản là giây. Trong cách hành văn hàng ngày, 1 giờ còn được gọi là 1 tiếng, 1 tiếng đồng hồ…
Trong hệ mét hiện đại, giờ còn là đơn vị thời gian được định nghĩa là 3.600 giây nguyên tử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giờ kết hợp với giây nhuận hoặc âm nên khiến nó kéo dài 3.599 hoặc 3.601 giây, dựa vào những phép đo của ngày mặt trời trung bình.

2. Giây là gì?

Trong hệ đo lường quốc tế, giây là đơn vị đo thời gian và là một trong 7 đơn vị cơ bản của hệ Sl. Giây được viết tắt là s, có ký hiệu là (″). Định nghĩa quen thuộc của giây là khoảng thời gian bằng 1/60 phút.
Trong vật lý, người ta còn sử dụng những đơn vị nhỏ hơn giây là mili giây, nano giây… Còn trong toán học, giây còn là đơn vị góc, bằng 1/3600 độ.

II. Cách đổi 1 giờ bao nhiêu giây?

1 giờ bằng bao nhiêu giây
1 giờ tương đương với 3600 giây
Như những kiến thức mà chúng ta đã học trước đây, 1 giờ bằng 60 phút, 1 phút bằng 60 giây. Từ đó, 1 giờ bằng bao nhiêu giây sẽ được tính như sau: 1 giờ = 60 phút x 60 giây = 3600 giây. Như vậy, bạn đã biết được đáp án cho thắc mắc này rồi đúng không? Vậy tại sao lại có định nghĩa 1 giờ là 60 phút, 1 giờ bằng 3600 giây như hiện nay? Chúng ta tiếp tục cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé.
Từ khi đồng hồ mặt trời xuất hiện thì từ người Ai Cập cổ đại cho đến người Hy Lạp thì thiên văn học thời đó đã bắt đầu công cuộc phân tích nghiên cứu về sự phân chia của thời gian. Với kỹ thuật được áp dụng cũng như cách phân chia thời gian lúc đó chính là công thức của phép toán hệ số lục phân (hay còn được gọi là cơ số 60).
Đồng thời, các nhà thiên văn học Hay Lạp cổ đại cũng đã thực hiện những nghiên cứu trên một vòng xoay 360 độ, được phân thành 60 phần bằng nhau và nối dài từ cực bắc đến nam. Và cho đến sau này, các nhà khoa học hiện đại đã tiếp tục chia vòng xoay 360 độ thành những kinh độ nhỏ hơn. Mỗi độ tiếp tục được chia thành 60 phần (chúng ta gọi là phút) và mỗi phần đó lại được chia thành 60 phần nhỏ hơn nữa (chúng ta gọi là giây). Cho nên, hiện nay con người mới có được định luật 1 giờ bằng 60 phút và 1 phút bằng với 60 giây.

giờ giây
Nhờ những phân tích của các nhà khoa học cổ đại mà con người đã phân chia 1 phút bằng 60 giây, 1 giờ là 60 phút
Tuy nhiên, những phân tích về thời gian này cũng không được áp dụng vào cuộc sống lúc bấy giờ, bởi phải đến thế kỷ 16 thì chiếc đồng hồ cơ học đầu tiên hiển thị phút mới được ra đời.
Có thể nói, nhờ vào sự phát triển của khoa học, những phát minh cổ đại mang tính bảo tồn và có giá trị lớn đối với sự phát triển của loài người hiện nay mà các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công định luật về thời gian, giờ, phút, giây.
Vào những năm 1900, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công về định luật của thời gian khi áp dụng đơn vị giây với chu kỳ chuyển động của các năng lượng nguyên tử. Do thời gian chuyển động của nguyên tử bằng với thời gian của thiên văn, nên mới có quy định 1 giờ là 60 phút, 1 phút là 60 giây và 1 giờ bằng với 3600 giây như hiện nay.

III. Hướng dẫn đổi một số đơn vị thời gian cơ bản khác

Dưới đây là một số cách đổi những đơn vị thời gian quen thuộc, bạn hãy tham khảo nhé.

1. 1 giờ bằng bao nhiêu mili giây, micro giây, nano giây?

Chúng ta đều biết rằng, giây là đơn vị xác định thời gian ngắn. Thế nhưng, nhỏ hơn giây còn có những đơn vị khác như mili giây, micro giây, nano giây… Cách xác định giây của những đơn vị này như sau:
  • 1 giây = 1000 mili giây
  • 1 giây = 1000.000 micro giây
  • 1 giây = 1000.000.000 nano giây
Tương tự khi đổi 1 giờ bằng bao giây, chúng ta chỉ cần nhân những số liệu trên với 3600 giây là có được kết quả quy đổi như sau:
  • 1h = 1000 x 3600 = 3.600.000 mili giây
  • 1h = 1000.0000 x 3600 = 360.000.000 micro giây
  • 1h = 1.000.000 x 3600 = 3600.000.000.000 nano giây

2. 1 ngày có bao nhiêu giờ?

1 giờ bằng bao nhiêu giây
Trong 365 ngày, sẽ có 1 ngày 23 giờ 56 phút 4 giây
Trên thực tế, Trái đất không cần đến 24 giờ để quay quanh trục của nó mà chỉ cần 23 giờ 56 phút và 4,09 giây mà thôi. Nguyên nhân của điều này là do trái đất vừa chuyển động quanh mặt trời, vừa tự quay quanh trục của nó và mặt trời cũng không ngừng chuyển động. Đồng thời, trái đất cũng chịu ảnh hưởng từ độ nghiêng của trực và quỹ đạo chuyển động.
Nếu trái đất quay hơn 360 độ thì 1 ngày sẽ tương đương 24 giờ. Tuy nhiên, trái đất chỉ quay 360 độ và mặt trời không mọc cố định ở một vị trí. Trong 365 ngày, sẽ có 1 ngày 23 giờ 56 phút và 4,09 giây.

3. 1 ngày có bao nhiêu phút?

  • Với ngày 23 giờ 56 phút và 4,09 giây để biết được 1 ngày bằng bao nhiêu phút, bạn hãy lấy (60 phút x 23 giờ) + 56 phút = 1436 phút 4 giây.
  • Với ngày có 24 giờ, bạn chỉ cần lấy 24 giờ x 60 phút = 1440 phút.

4. 1 ngày có bao nhiêu giây?

Theo quy ước chung, 1 phút tương đương với 60 giây. Như vậy 1 ngày sẽ có số giây như sau:
  • Với những ngày có 23 giờ 56 phút, 4 giây; ta có 60 giây x 1436 phút 4 giây = 86.164 giây.
  • Với những ngày có 24 giờ, ta có: 60 giây x 1440 phút = 86. 400 giây.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã giải đáp được thắc mắc 1 giờ bằng bao nhiêu giây. Đồng thời có thêm những kiến thức thú vị về giờ, phút trên trái đất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.